Không khí náo nhiệt của ngày hội Kỳ Yên đình Vĩnh Bình – Tiền Giang
Hàng năm cứ vào ngày 14-16 tháng chạp (âm lịch) người dân huyện Gò Công Tây lại nô nức chuẩn bị cho lễ hội Kỳ Yên (lễ hội Cầu An). Di tích lịch sử - văn hóa Đình Vĩnh Bình được lựa chọn là nơi tổ chức lễ hội Kỳ Yên lớn nhất của tỉnh Tiền Giang.
Trong những ngày diễn ra lễ hội, đường phố thị trấn Vĩnh Bình càng thêm rộn ràng và nhộn nhịp, nhà nhà đều được dọn dẹp và trang hoàng tươm tất và chuẩn bị đón rước “sắc thần” bằng một mâm ngũ quả trước cửa nhà.
Từ trưa ngày 14 tháng chạp (âm lịch) đội Lân Rồng của đình sẽ thực hiện một nghi thức có từ lâu đời của đình đó là đón “ Bàn các ấp” của thị trấn, cung thỉnh những vị đang được thờ tại các miễu và thỉnh vong linh các bậc tiền bối có công với địa phương. Các vật phẩm về nông nghiệp của người dân như bông lúa, trái cây sẽ được bày biện trên bàn để cúng tạ thành hoàng. Sau đó là lễ đưa linh vị thần đến miếu Bà, cúng tế rồi lại đưa linh vị thần trở về đình.
Từ ngày 15 tháng chạp diễn ra các lễ cúng Tiền hiền, Hậu hiền, vong linh liệt sĩ, Cho đến nửa đêm thì cúng tế thần. Nhiều năm trở lại đây, bò sông và nhạc tế lễ sẽ là vật phẩm dùng để tế thần.
Suốt ngày 16 tháng chạp, dân làng và khách đình đến dâng lễ vật (thịt, xôi, bánh, trái…) để cúng tế. Nhằm tạo thêm không khí tươi vui cho lễ hội và những ngày gần kề tết nguyên đán, lễ hội còn tổ chức thêm các trò chơi dân gian xen lẫn với trò chơi hiện đại, các cuộc thi thể thao, biểu diễn nghệ thuật, ca nhạc…. thu hút đông đảo nhân dân quanh vùng đến xem.
Từ lâu lễ hội Kỳ Yên đã trở thành một nét đẹp văn hóa dân gian của huyện Gò Công Tây – Tiền Giang và cứ mỗi lễ hội Kỳ Yên qua đi người dân trị trấn Vĩnh Bình lại chờ đón một lễ hội kỳ yên khác sẽ tới.
Trong những ngày diễn ra lễ hội, đường phố thị trấn Vĩnh Bình càng thêm rộn ràng và nhộn nhịp, nhà nhà đều được dọn dẹp và trang hoàng tươm tất và chuẩn bị đón rước “sắc thần” bằng một mâm ngũ quả trước cửa nhà.
Từ trưa ngày 14 tháng chạp (âm lịch) đội Lân Rồng của đình sẽ thực hiện một nghi thức có từ lâu đời của đình đó là đón “ Bàn các ấp” của thị trấn, cung thỉnh những vị đang được thờ tại các miễu và thỉnh vong linh các bậc tiền bối có công với địa phương. Các vật phẩm về nông nghiệp của người dân như bông lúa, trái cây sẽ được bày biện trên bàn để cúng tạ thành hoàng. Sau đó là lễ đưa linh vị thần đến miếu Bà, cúng tế rồi lại đưa linh vị thần trở về đình.
Từ ngày 15 tháng chạp diễn ra các lễ cúng Tiền hiền, Hậu hiền, vong linh liệt sĩ, Cho đến nửa đêm thì cúng tế thần. Nhiều năm trở lại đây, bò sông và nhạc tế lễ sẽ là vật phẩm dùng để tế thần.
Suốt ngày 16 tháng chạp, dân làng và khách đình đến dâng lễ vật (thịt, xôi, bánh, trái…) để cúng tế. Nhằm tạo thêm không khí tươi vui cho lễ hội và những ngày gần kề tết nguyên đán, lễ hội còn tổ chức thêm các trò chơi dân gian xen lẫn với trò chơi hiện đại, các cuộc thi thể thao, biểu diễn nghệ thuật, ca nhạc…. thu hút đông đảo nhân dân quanh vùng đến xem.
Từ lâu lễ hội Kỳ Yên đã trở thành một nét đẹp văn hóa dân gian của huyện Gò Công Tây – Tiền Giang và cứ mỗi lễ hội Kỳ Yên qua đi người dân trị trấn Vĩnh Bình lại chờ đón một lễ hội kỳ yên khác sẽ tới.
Comments
Post a Comment