Du lịch Tiền Giang: Ăn gì, thăm gì, chơi ở đâu?

Tiền Giang – điểm du lịch nổi bật của miền Tây là nơi du khách không thể bỏ lỡ. Đi đâu, ăn gì là câu hỏi thường gặp với mọi du khách. Bài viết dưới đây sẽ phần nào trả lời những thắc mắc của bạn:

Chơi ở đâu?

Di tích Gò Thành

Di tích Gò Thành thuộc ấp Tân Thành, xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, nằm trong khu dân cư, cách chợ Ông Văn, xã Đăng Hưng Phước 200m và cách Ủy ban nhân dân huyện Chợ Gạo 6 km về phía Bắc.

Đến với di tích Gò Thành, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những hố thờ từng bị chôn vùi dưới lòng đất hàng ngàn năm.

Đến tham quan di tích Gò Thành, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những hố thờ từng bị chôn vùi dưới lòng đất hàng ngàn năm, gợi nhớ cho chúng ta nhận thức mới về xã hội người Phù Nam, về các quy luật phát triển lịch sử, xã hội trên vùng đất Nam bộ, trên đất nước Việt Nam và cả Đông Nam Á.

Chùa Vĩnh Tràng

Chùa Vĩnh Tràng là ngôi chùa thờ Phật lớn nhất tỉnh Tiền Giang, chùa mang dáng vẻ kiến trúc Châu Á pha lẫn châu Âu.

Chùa Vĩnh Tràng là ngôi chùa thờ Phật lớn nhất tỉnh Tiền Giang

Chính điện chùa được bài trí trang nghiêm. Chùa còn bảo tồn nhiều tượng cổ, bao lam chạm trổ công phu. Bộ Thập bát La hán thượng kỳ thú là những tác phẩm tượng tròn độc đáo được các nghệ nhân Nam Bộ tạc vào những năm đầu thế kỷ 20.

Chợ nổi Cái Bè

Chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang) là một trong hai chợ nổi nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ

Chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang) là một trong hai chợ nổi nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ. Chợ nằm ở nơi giáp ranh giữa 3 tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre và Tiền Giang, nơi được hình thành bởi cù lao Tân Phong, xưa là Cồn Cù, thuộc châu Định Viễn, dinh Long Hồ (hợp thành bởi 6 hòn đảo xinh xắn có tổng diện tích 2.430 ha). Tân Phong như hòn ngọc xanh giữa dòng sông Tiền đầy ắp phù sa, nổi tiếng với những vườn chôm chôm quả to và ngọt.

Cù lao Thới Sơn

Cù lao Thới Sơn là một vùng trồng nhiều cây ăn trái. Sự hấp dẫn, quyến rũ của Thới Sơn ở chỗ đến mảnh đất này là lánh xa sự ồn ào, nhộn nhịp của phố phường.

Cù lao Thới Sơn nằm tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, như một hòn đảo giữa sông Tiền

Nằm gần TP Mỹ Tho (Tiền Giang), cù lao Thới Sơn là điểm du lịch sông nước nổi tiếng ở đồng bằng sông Cửu Long. Du khách có thể thăm những vườn cây trái trĩu quả, trại nuôi ong, lò kẹo dừa... đặc trưng của người Nam Bộ. Cù lao Thới Sơn nằm tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, như một hòn đảo giữa sông Tiền với diện tích 1.200 ha.

Trên cù lao Thới Sơn, du khách còn được thăm những lò làm bánh tráng của người dân, tập làm kẹo dừa tại những lò sản xuất kẹo dừa hay thử cảm giác với trăn gấm, khám phá khu vườn rộng lớn với trái đầy trĩu và cũng đừng quên nghe đàn ca tài tử với tình cảm nồng ấm của người Nam Bộ.

Ăn gì?

Cá bống dừa

Ở miệt vườn ven sông Tiền, cá bống dừa (hay còn gọi cá bống đen) có mặt quanh năm trong sông rạch, mương đìa. Có nhiều cách săn bắt như đặt lọp, cắm câu, kéo lưới, thụt hang… nhưng kỳ thú nhất vẫn là đi câu.

Cá bống dừa thơm ngon đưa cơm

Cá bống dừa mang về vùi tro bếp đánh vảy rồi làm sạch bằng nắm lá ổi hoặc lá sả để cá thật trắng và không còn mùi tanh. Món cá bống dừa ướp muối, tiêu, nước màu, nước mắm, đường kho khô cho sệt trong nồi đất, rắc thêm tiêu xay và cho vào muỗng mỡ nước trước khi nhắc xuống khỏi bếp, ăn với cháo trắng hoặc cơm nếp thì không gì ngon bằng.

Mắm nha Gò Công

Mắm nha Gò Công nổi tiếng gần xa

Mắm nha Gò Công ăn kèm rau sống, dưa leo, thịt luộc xứ Gò Công lâu nay nổi tiếng gần xa với các món ngon như bánh giá, mắm tôm chà, tôm chua, mắm còng… Nhưng mắm nha Gò Công là một món mới, có thể liệt vào hàng độc.

Nham Gò Công

Gò Công còn có món ngon nổi tiếng có tên gọi là Nham

Người dân Gò Công có nhiều cách chế biến cua biển để thưởng thức đến tận cùng món quà quý mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho vùng đất này. Ngoài các cách chế biến thông thường như cua rang me, cua rang muối, cua hấp bia hoặc lấy thịt cua nấu súp, Gò Công còn có món gỏi đặc trưng có tên gọi là Nham. Nham được dùng để ăn "chơi" hoặc dùng như một món đồ nguội thay thế trong bữa tiệc đãi khách.

Hủ tiếu Mỹ Tho

Đặc sản này được trồng trên vùng lúa thơm của xã Mỹ Phong, ngoại thành Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang

Người ta nói rằng hủ tiếu Mỹ Tho có tiếng như vậy là nhờ sợi bánh được làm bằng gạo Gò Cát. Đặc sản này được trồng trên vùng lúa thơm của xã Mỹ Phong, ngoại thành Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Nó nổi tiếng khắp nơi từ gần nửa thế kỷ nay, cũng như gạo Nàng thơm, gạo chợ Đào... Nổi tiếng đến nỗi khi nó được làm thành bột thì người dân miền Tây Nam Bộ gọi là "bột lọc". Loại bột này được dùng làm các thứ bánh nghệ, bánh bò, bánh canh, bánh thuẫn, bánh kẹp, bánh lọt, bánh giò, bánh bò nướng, làm bún... Sợi bánh khi trụng sơ có độ khô dai vừa phải, ngấm mỡ hành phi của nước lèo trở nên trong bóng, bắt mắt.

Theo Ngaynay.vn

Comments